Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Uber lách luật, qua mặt cảnh sát và bí mật vận động hành lang ra sao?
Loạt tài liệu bí mật bị rò rỉ đã tiết lộ về cách gã khổng lồ taxi công nghệ Uber lách luật, lừa bịp cảnh sát, lợi dụng bạo lực và bí mật vận động chính phủ để mở rộng quy mô.

Hơn 124.000 tài liệu bị rò rỉ - được gọi là hồ sơ Uber - cho thấy những thực tiễn đáng nghi vấn về mặt đạo đức đã thúc đẩy sự phát triển của công ty thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của thung lũng Silicon.

Tài liệu bị rò rỉ thuộc khoảng thời gian 5 năm khi Uber nằm dưới sự điều hành của nhà đồng sáng lập Travis Kalanick, người đã cố đưa dịch vụ taxi công nghệ vào các thành phố trên khắp thế giới bằng nhiều chiến thuật, ngay cả khi chúng vi phạm luật và quy định về taxi.

Dữ liệu cho thấy Uber đã cố gắng tăng cường sự ủng hộ bằng cách kín đáo làm thân với các thủ tướng, tổng thống, tỷ phú, nhà tài phiệt và các ông trùm truyền thông.

Bộ nhớ cache chứa tài liệu bị rò rỉ, kéo dài từ năm 2013 đến năm 2017, bao gồm hơn 83.000 email, tin nhắn iMessages và WhatsApp giữa ông Kalanick và ban lãnh đạo công ty.

Guardian đã dẫn đầu cuộc điều tra toàn cầu về dữ liệu Uber bị rò rỉ, chia sẻ dữ liệu đó với tổ chức truyền thông trên khắp thế giới thông qua Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ). Hơn 180 nhà báo tại 40 hãng truyền thông bao gồm Le Monde, Washington Post và BBC trong những ngày tới sẽ xuất bản một loạt phóng sự điều tra về gã khổng lồ taxi công nghệ.

Trong một tuyên bố phản hồi về vụ rò rỉ, Uber thừa nhận "những sai lầm", nhưng cho biết họ đã thay đổi từ năm 2017 dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành hiện tại là ông Dara Khosrowshahi.

“Chúng tôi không và sẽ không bào chữa cho những hành vi trong quá khứ. Chúng rõ ràng không phù hợp với giá trị hiện tại của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu công chúng đánh giá bằng những gì chúng tôi đã làm trong 5 năm qua và những gì chúng tôi sẽ làm trong những năm tới”, phản hồi viết.

Bí mật vận động các chính phủ

Hồ sơ bao gồm các hoạt động của Uber trên 40 quốc gia trong thời kỳ mà công ty trở thành một gã khổng lồ toàn cầu, đưa dịch vụ gọi taxi tư nhân qua ứng dụng của mình đến nhiều thành phố mà công ty vẫn hoạt động cho đến ngày nay.

Uber hiện có giá trị 43 tỷ USD, nhận khoảng 19 triệu lượt khách mỗi ngày.

Uber đã trợ giá rất nhiều cho chuyến đi, thu hút tài xế và hành khách sử dụng ứng dụng bằng các ưu đãi và mô hình định giá không bền vững.

Công ty đã thúc đẩy thu hẹp thị trường taxi truyền thống và việc gây áp lực lên các chính phủ nhằm viết lại luật để giúp mở đường cho mô hình làm việc dựa trên ứng dụng, kinh tế hợp đồng đã phổ biến trên toàn thế giới.

Trong một nỗ lực dập tắt phản ứng dữ dội chống lại công ty và cố thay đổi luật taxi và lao động, Uber đã lên kế hoạch chi 90 triệu USD bất thường vào năm 2016 để vận động hành lang và quan hệ công chúng, một tài liệu cho thấy.

Chiến lược của hãng thường là cố tiếp cận lãnh đạo thành phố và quan chức ngành vận tải, và sau đó là lãnh đạo cấp cao của các quốc gia.

Vụ rò rỉ cũng chứa các tin nhắn giữa Kalanick và Emmanuel Macron, người đã bí mật giúp đỡ công ty này ở Pháp khi ông còn là Bộ trưởng Kinh tế, cho phép Uber tiếp cận thường xuyên và trực tiếp với ông và nhân viên của ông.

Ông Macron, hiện là Tổng thống Pháp, dường như đã dùng rất nhiều thời gian để giúp Uber.

Khi một cảnh sát Pháp vào năm 2015 ra lệnh cấm một trong những dịch vụ của Uber ở Marseille, Mark MacGann, người vận động hành lang chính của Uber tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, đã cầu cứu đồng minh của Uber trong nội các Pháp.

“Tôi sẽ đích thân xem xét điều này. Tại thời điểm này, chúng ta hãy bình tĩnh”, ông Macron nhắn lại.

Sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz, khi đó là Thị trưởng Hamburg, chống lại những người vận động hành lang của Uber, một giám đốc điều hành đã chế giếu với các đồng nghiệp rằng ông Scholz là “một diễn viên hài thực sự”.

Khi Phó tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Joe Biden, một người ủng hộ Uber vào thời điểm đó, đến muộn trong cuộc họp với công ty tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Kalanick đã nhắn tin cho một đồng nghiệp: “Tôi đã nhờ người của tôi nói với ông ta rằng mỗi phút ông ta đến muộn, thời gian ông ta được nói chuyện với tôi vơi thêm một phút”.

Sau khi gặp Kalanick, ông Biden dường như đã sửa đổi bài phát biểu đã chuẩn bị trước của mình tại Davos để đề cập đến một giám đốc điều hành mà công ty của người này sẽ cho hàng triệu công nhân “tự do làm việc bao nhiêu giờ tùy thích, tự quản lý cuộc sống của họ như họ muốn”.

Ngoài cuộc gặp với ông Biden tại Davos, ban lãnh đạo Uber đã gặp mặt trực tiếp ông Macron, Thủ tướng Ireland Enda Kenny, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và George Osborne, Thủ tướng Anh vào thời điểm đó. Một ghi chú từ cuộc họp miêu tả Osborne là một "người ủng hộ mạnh mẽ".

Trong một tuyên bố, Osborne cho biết chính sách rõ ràng của chính phủ vào thời điểm đó là gặp gỡ các công ty công nghệ toàn cầu và “thuyết phục họ đầu tư vào Anh và tạo việc làm tại đây”.

Dù cuộc gặp tại Davos với ông Osborne được công bố, dữ liệu cho thấy sáu bộ trưởng trong nội các Anh đã có các cuộc họp với Uber không công khai.

Tài liệu cho thấy Uber rất thành thạo trong việc tìm kiếm các con đường không chính thức để gây ảnh hưởng, thông qua bạn bè hoặc người trung gian, hoặc tìm cách gặp gỡ không chính thức với các chính trị gia, mà tại đó không có mặt trợ lý và quan chức của họ.

Công ty đã tranh thủ được sự ủng hộ của những nhân vật quyền lực ở Nga, Italy và Đức bằng cách cung cấp cho họ cổ phần tài chính và biến họ thành "nhà đầu tư chiến lược".

Và trong nỗ lực định hình các cuộc tranh luận về chính sách, họ đã trả cho nhiều học giả nổi tiếng hàng trăm nghìn USD để làm nghiên cứu ủng hộ tuyên bố của công ty về lợi ích của mô hình kinh tế của mình.

Chiến lược “vũ khí hóa tài xế”

Dù có hoạt động vận động hành lang được tài trợ đầy đủ và ổn định, những nỗ lực của Uber đã mang lại kết quả khác nhau. Ở một số nơi, Uber đã thành công thuyết phục chính phủ viết lại luật, với hiệu quả lâu dài. Nhưng ở những nơi khác, họ vấp phải sự phản đối của ngành taxi truyền thống hoặc các chính trị gia cánh tả.

Khi đó, Uber đã tìm cách biến chính những phản đối đó thành lợi thế của mình.

Khi Uber ra mắt khắp Ấn Độ, giám đốc điều hành hàng đầu của Kalanick tại châu Á đã kêu gọi các cấp quản lý tiếp tục tập trung thúc đẩy tăng trưởng, ngay cả khi “lửa bắt đầu bùng cháy”. “Hãy biết rằng đây là một phần bình thường trong hoạt động kinh doanh của Uber. Nắm chặt lấy sự hỗn loạn. Điều này nghĩa là bạn đang làm điều có ý nghĩa”.

Kalanick dường như đã đưa “châm ngôn” đó vào thực tế hồi tháng 1/2016, khi Uber cố tăng thị phần ở châu Âu và đã dẫn đến các cuộc biểu tình giận dữ ở Bỉ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp từ tài xế taxi truyền thống.

Khi biểu tình và bạo loạn nổ ra ở Paris, Kalanick đã ra lệnh cho ban lãnh đạo công ty ở Pháp kêu gọi tài xế Uber biểu tình phản đối ngược lại.

Ban lãnh đạo chi nhánh ở Pháp khi đó đã cảnh báo rằng điều này có thể khiến tài xế Uber có nguy cơ bị “những kẻ côn đồ cực đoan” thâm nhập trong các cuộc biểu tình taxi tấn công. Tuy nhiên, Kalanick trả lời: “Tôi nghĩ điều đó rất đáng giá. Bạo lực đảm bảo thành công. Chúng ta phải chống lại những kẻ này, không phải sao? Nhưng cần phải suy tính địa điểm và thời gian thích hợp”.

Một cựu giám đốc điều hành cấp cao của Uber tiết lộ với Guardian rằng đây được gọi là chiến lược "vũ khí hóa" tài xế, khai thác bạo lực chống lại họ để "giữ lửa cho cuộc tranh cãi".

Các email bị rò rỉ cho thấy thủ đoạn này đã được lặp lại ở Italy, Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Hà Lan.

Khi những người đàn ông đeo mặt nạ, được cho là tài xế taxi truyền thống đang tức giận, sử dụng các dụng cụ kim loại để đánh tài xế Uber ở Amsterdam vào tháng 3/2015, Uber đã khuyến khích tài xế của mình báo cảnh sát hàng loạt, từ đó gây áp lực nhằm giành được sự nhượng bộ từ chính phủ Hà Lan.

Một người quản lý viết trong email bị rò rỉ: “Chúng ta sẽ có mặt trên trang nhất vào ngày mai mà chẳng cần dính dấu vân tay vào cả. Chúng ta sẽ đẩy các câu chuyện về bạo lực trong vài ngày, trước khi đưa ra giải pháp”.

Người phát ngôn của Kalanick đã đặt câu hỏi về tính xác thực của một số tài liệu. Cô cho biết Kalanick "không bao giờ đề xuất rằng Uber nên lợi dụng bạo lực, vì cái giá sẽ là sự an toàn của tài xế", và bất kỳ gợi ý nào cho rằng ông tham gia vào hoạt động đó là “hoàn toàn sai”.

Người phát ngôn của Uber cũng thừa nhận những sai lầm trong quá khứ trong cách đối xử của công ty với các tài xế nhưng cho biết không ai, kể cả Kalanick, muốn tài xế Uber hứng chịu bạo lực.

“Một điều mà chúng tôi biết và cảm thấy mạnh mẽ là không ai tại Uber từng hài lòng về hành vi bạo lực đối với tài xế”.

“Kill switch”

Ban lãnh đạo và nhân viên của Uber dường như nhận thức rõ được những hành vi không đúng luật của họ.

Trong email nội bộ, nhân viên đề cập Uber "không phải tư cách pháp nhân" hoặc không phải là các thực thể hoặc hình thức đúng pháp lý, ở các quốc gia bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech, Thụy Điển, Pháp, Đức và Nga.

Một giám đốc điều hành cấp cao viết trong một email: "Chúng ta không hợp pháp ở nhiều quốc gia, chúng ta nên tránh đưa ra những tuyên bố chống đối”.

Nói về các chiến thuật mà công ty khi đó chuẩn bị triển khai để "tránh bị cưỡng chế", một giám đốc điều hành khác nói đùa: “Chúng ta đã chính thức trở thành cướp biển”.

Nairi Hourdajian, người đứng đầu bộ phận truyền thông toàn cầu của Uber, thẳng thắn nói một tin nhắn gửi đến một đồng nghiệp vào năm 2014, khi công ty đối mặt với khả năng bị đóng cửa ở Thái Lan và Ấn Độ: “Đôi khi chúng ta gặp vấn đề bởi vì chúng ta bất hợp pháp”.

Người phát ngôn của Uber cho biết khi mới thành lập, "các quy định về việc đặt xe tư nhân qua ứng dụng trực tuyến không tồn tại ở bất kỳ đâu trên thế giới", và luật giao thông đã lỗi thời trong thời đại điện thoại thông minh.

Trên khắp thế giới, cảnh sát, quan chức ngành vận tải và các cơ quan quản lý đã tìm cách kìm hãm Uber. Ở một số thành phố, các quan chức đã tải xuống ứng dụng để gọi xe, sau đó thẳng tay phạt Uber và những tài xế không có giấy phép và giam xe của họ. Các văn phòng Uber tại hàng chục quốc gia liên tục bị cơ quan chức năng "đột kích".

Để đối phó với điều này, Uber đã phát triển các phương pháp tinh vi để cản trở việc thực thi pháp luật. Một trong số đó, được lưu hành trong nội bộ, là “kill switch”, một dạng công tắc khẩn cấp. Khi văn phòng Uber bất ngờ bị kiểm tra, ban lãnh đạo công ty sẽ gửi chỉ thị cho nhân viên công nghệ thông tin để ngắt quyền truy cập của họ vào hệ thống dữ liệu chính của công ty, ngăn cản nhà chức trách thu thập bằng chứng.

Dữ liệu bị rò rỉ cho thấy kỹ thuật này đã được triển khai ít nhất 12 lần trong các cuộc truy quét ở Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ấn Độ, Hungary và Romania.

Người phát ngôn của Kalanick cho biết các giao thức "kill switch" như vậy là thủ thuật phổ biến và không được thiết kế để cản trở công lý. Cô cho biết thủ thuật này không xóa dữ liệu, và đã được bộ phận pháp lý của Uber kiểm tra và phê duyệt. Lãnh đạo Uber chưa bao giờ bị buộc tội liên quan đến việc cản trở công lý hoặc một hành vi phạm tội liên quan.

Người phát ngôn của Uber thừa nhận kill switch “lẽ ra không bao giờ nên được sử dụng để cản trở hành động quản lý hợp pháp” và họ đã ngừng sử dụng thủ thuật này vào năm 2017, khi Khosrowshahi thay thế Kalanick trở thành giám đốc điều hành.

Một giám đốc điều hành khác mà dữ liệu bị rò rỉ cho thấy có liên quan đến kill switch là Pierre-Dimitri Gore-Coty, người điều hành hoạt động của Uber ở Tây Âu, và hiện điều hành Uber Eats.

Gore-Coty cho biết trong một tuyên bố rằng ông lấy làm tiếc về “một số chiến thuật được sử dụng để cải cách quy định đối với hoạt động taxi công nghệ trong những ngày đầu của công ty”.

“Tôi khi đó còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và quá thường xuyên nhận chỉ đạo từ cấp trên với những nghi vấn về đạo đức”, ông thừa nhận.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)
    ABBANK triển khai gói tín dụng với lãi suất ưu đãi từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME (04-05-2024)
    Giá vàng đã mất gần 5 triệu đồng/lượng (04-05-2024)
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Giá xăng dầu giảm, người dân và doanh nghiệp 'nhẹ gánh' (11-07-2022)
    Lượng khí đốt của Nga qua Ukraine ở mức thấp kỷ lục (08-07-2022)
    Ngân sách Nhà nước bội thu 228.300 tỷ đồng (07-07-2022)
    Nhật Bản tài trợ mở rộng vùng cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc (05-07-2022)
    Giá trị đồng Euro thấp 'chưa từng thấy', kinh tế Eurozone chệch hướng vì lạm phát (05-07-2022)
    Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, nguồn thu sẽ giảm khoảng 7.000 tỷ đồng (04-07-2022)
    Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa (04-07-2022)
    Thị trường tiền điện tử 'chìm' trong sắc đỏ (04-07-2022)
    Chuyện khởi nghiệp của Seb Robert - CEO một trong những công ty giao hàng trong ngày thành công nhất tại Anh (01-07-2022)
    Giá tăng khiến dân văn phòng Hàn Quốc chỉ dám ăn mì tôm (29-06-2022)
    Tăng trưởng GDP cao và dấu ấn điều hành của Chính phủ (29-06-2022)
    Vụ 'đại công trường' trong KCN Phước Nam: Chủ đầu tư khai thác trái phép 5.000 m3 đất (28-06-2022)
    Hơn 5.200 tỷ đồng xây cao tốc Đại lộ Thăng Long kéo dài (28-06-2022)
    Mastercard mở rộng ưu đãi và đặc quyền du lịch (28-06-2022)
    Mỹ: Bốn ngân hàng lớn tăng cổ tức sau khi vượt 'sát hạch' của Fed (28-06-2022)
    Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo nói gì sau thông tin bị buộc phá sản? (28-06-2022)
    Lo ngại siêu lạm phát, Zimbabwe nâng lãi suất lên mức cao nhất thế giới (28-06-2022)
    Hợp tác Israel-Đông Nam Á: Khi nông nghiệp 'bắt tay' ngoại giao (28-06-2022)
    Những cổ phiếu blue-chips nào định giá P/B đã rẻ, kinh doanh lại cải thiện tốt? (27-06-2022)
    Ecuador: Tổng thống Guillermo Lasso thông báo giảm giá nhiên liệu (27-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152868037.